CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
1.6. Mục tiêu phát triển đến 2030
1.6.1. Mục tiêu tổng quát
Trở thành đại học định hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực, đạt các tiêu chí cơ bản đại học ứng dụng của Việt Nam, trong đó một số ngành đào tạo, lĩnh vực mũi nhọn đạt trình độ khu vực ASEAN, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
1.6.2. Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật, sư phạm kỹ thuật, kinh tế theo hướng ứng dụng; bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho nhà giáo GDNN và người lao động phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
+ Quy mô các bậc đào tạo hợp lý, phù hợp với tiêu chí đại học ứng dụng, đặc biệt là các tiêu chí về quy mô các chương trình đào tạo định hướng ứng dụng trình độ đại học, thạc sĩ chiếm ít tỷ lệ lớn nhất trong tổng quy mô đào tạo của Trường.
+ Quy mô đào tạo các chương trình chất lượng cao, tiên tiến, chuẩn quốc tế và đào tạo liên kết quốc tế có tỷ lệ cân đối với quy mô đào tạo các chương trình chuẩn.
+ Cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với thế mạnh của Trường, đa dạng, linh hoạt theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Các lĩnh vực đào tạo công nghệ, kỹ thuật, sư phạm kỹ thuật được ưu tiên phát triển.
+ Các chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng quốc gia và một số chương trình được kiểm định theo tiêu chuẩn của các tổ chức kiểm định quốc tế. Tỉ lệ sinh viên có việc làm đúng ngành sau 12 tháng không thấp hơn 70% tổng sinh viên tốt nghiệp.
+ Hàng năm đều có các chương trình đào tạo, chương trình bồi dưỡng mới đáp ứng nhu cầu nhân lực.
- Hoàn thiện mô hình đảm bảo chất lượng bên trong; phát triển văn hóa chất lượng trong toàn bộ hoạt động của Nhà trường; thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học và sau đại học theo chuẩn Quốc gia và tiêu chuẩn AUN.
+ Hoàn thiên mô hình đảm bảo chất lượng bên trong về cơ cấu tổ chức, đối ngũ, chính sách, quy định, quy trình, công cụ…. tiếp cận theo chuẩn quốc tế và phù hợp với điều kiện của Trường.
+ Xây dựng và thực thi các chính sách để phát triển văn hóa chất lượng trong toàn bộ hoạt động Nhà trường.
+ Thực hiện kiểm định chất lượng 100% chương trình đào tạo đại học và sau đại học theo chuẩn Quốc gia, trong đó 20% chương trình theo chuẩn Quốc tế.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, thích ứng linh hoạt đáp ứng tốt yêu cầu của cơ chế tự chủ đại học; phát triển đội ngũ CBQL, giảng viên, cán bộ phục vụ đáp ứng tiêu chuẩn của trường đại học ứng dụng.
+ Sáp nhập các đơn vị hành chính có chức năng tương đồng để tinh gọn, hiệu quả; sắp xếp, sát nhập một số khoa, bộ môn để đào tạo liên ngành, xuyên ngành.
+ Thành lập mới một số trung tâm ươm tạo công nghệ, trung tâm dịch vụ thuộc Trường.
+ Thực hiện các chính sách thu hút, đào tạo - bồi dưỡng để nâng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, PGS, GS đạt 50%. Tỉ lệ bình quân sinh viên/giảng viên trong toàn Trường không quá 30/01.
+ Thực hiện phân cấp quản lý và khoán quỹ lương, biên chế theo chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc Trường. Trước mắt sẽ thực hiện thí điểm ở các trung tâm dịch vụ.
- Phát triển nghiên cứu khoa học theo hướng nghiên cứu chuyển giao, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích; có nhiều công nghệ lõi và công nghệ tích hợp liên ngành; đủ năng lực phát triển một số sản phẩm có giá trị thương mại; đi tiên phong trong chuyển giao công nghệ kỹ thuật và công nghệ đào tạo.
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích giảng viên, học viên, sinh viên nghiên cứu khoa học; thu hút các nhà khoa học tham gia vào các đề tài, dự án nghiên cứu do Trường làm chủ trì.
+ Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 50% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; Xây dựng cán bộ nhiên cứu đứng đầu các chuyên ngành, liên ngành để nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhóm nghiên cứu.
+ Xây dựng tạp chí khoa học của Trường.
+ Có hệ thống phòng thí nghiệm nghiên cứu phát triển, cơ sở sản xuất thử nghiệm, trung tâm ươm tạo công nghệ.
+ Số lượng công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 0,6 bài/năm trong đó số bài có trong danh mục Web of Science hoặc Scopus không thấp hơn 0,3 bài/năm
+ Xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác trường - viện - doanh nghiệp - địa phương trong hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
+ Xây dựng mô hình ứng dụng hiệu quả, cơ chế nhân rộng kết quả NCKH của các đề tài cấp cơ sở cũng như các kết quả NCKH khác của giảng viên trong Trường.
+ Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm ít nhất 5% tổng chi cho các hoạt động hằng năm của Trường và thu từ hoạt động khoa học công nghệ chiếm không thấp hơn 05% tổng thu của Nhà trường.
- Xây dựng hệ thống các đối tác chiến lược trong hợp tác phát triển, trọng tâm là hợp tác phát triển đào tạo chất lượng cao, tiến tiến; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; phát triển các đơn vị hoạt động dịch vụ tăng nguồn thu.
+ Hoàn thiện cơ chế chính sách, quy định, quy trình, thủ tục trong lĩnh vực hợp tác phát triển của Trường.
+ Xây dựng được hệ thống thông tin và thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của Trường.
+ Thực hiện từ 2-3 chương trình hợp tác quốc tế để đào tạo theo chương trình chất lượng cao, chương trình tiến tiến.
+ Tăng tỉ lệ sinh viên nước ngoài học tập tại Trường từ 7-10% tổng sinh viên.
+ Thu hút được giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đặc biệt là tham gia các nhóm nghiên cứu của Trường.
+ Thu hút được các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước đầu tư vào hoạt động nghiên cứu chuyển giao và các hoạt động dịch vụ của Trường.
- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính, tăng nguồn thu để đảm bảo tự chủ chi thường xuyên vào năm 2025 và đảm bảo chi đầu tư phát triển vào 2030; tranh thủ nguồn đầu tư của Nhà nước để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng và đội ngũ; thu hút các nguồn lực xã hội hóa để nâng cao năng lực của Trường.
+ Xây dựng, ban hành và thực hiện có hiệu quả đề án tự chủ tài chính của Trường.
+ Phát triển các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đào tạo, chuyển giao công nghệ, sản xuất và các dịch vụ khác để tăng nguồn thu..
+ Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn vay để cải tạo cơ sở vật chất, hạ tầng đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin; đầu tư trang thiết bị dạy học đặc biệt là thiết bị phụ vụ cho chuyển đổi số.
+ Xây dựng và thực hiện các chính sách để thu hút nguồn lực xã hội hóa đối với các hoạt động của Trường.
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển Trường; cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng hiện có, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin; tranh thủ các nguồn đầu tư đề xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng yêu cầu đại học số; đầu tư trang thiết bị dạy học phù hợp với quy mô và định hướng đào tạo ứng dụng.
+ Xây dựng đề án điều chỉnh quy hoạch Trường.
+ Tập trung nguồn lực để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, các phòng thí nghiệm, phòng dạy học số, thư viện số.
+ Tìm kiếm các nguồn đầu tư từ các chương trình, dự án; từ nguồn xã hội hóa; từ liên doanh, liên kết để xây dựng cơ sở hạ tầng mới.
+ Đầu tư trang thiết bị dạy học theo định hướng đào tạo ứng dụng, thiết bị dạy học thông minh và các thiết bị dạy học đáp wungs yêu cầu chuyển đổi số.
- Tăng cường vai trò của Nhà trường trong công tác phục vụ cộng đồng, qua đó từng bước xây dựng thương hiệu, uy tín đối với cộng đồng, xã hội.
+ Xây dựng chiến lược kết nối và phục vụ cộng đồng của Nhà trường.
+ Lồng ghép các nội dung kết nối và phục vụ cộng đồng vào các chương trình, hoạt động của Nhà trường.
Xem Toàn văn tại đây