Đại học Công nghệ kỹ thuật Ô tô
22/01/2016 00:00
Đại học Công nghệ kỹ thuật Ô tô

CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-ĐHSPKTV ngày ….. tháng ….. năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh)

1. Tên ngành đào tạo:

- Tiếng Việt: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ

- Tiếng Anh: AUTOMOBILE ENGINEERING TECHNOLOGY

2. Trình độ đào tạo: Đại học

3. Về kiến thức:                          

- Kiến thức chung: 

+ Nhận thức đầy đủ về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Có kiến thức về khoa học xã hội - nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục An ninh - Quốc phòng; Các kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.

+ Có đủ kiến thức về Tiếng Anh để phục vụ cho việc tra cứu tài liệu; Có khả năng giao tiếp tốt các vấn đề trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô.

- Kiến thức chuyên ngành: 

+ Có kiến thức về lý thuyết cơ sở ngành phù hợp để vận dụng vào việc nghiên cứu các kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực ô tô và thiết bị động lực;

+ Có kiến thức về nguyên lý, kết cấu, tính toán động cơ để vận dụng vào việc tính toán các quá trình công tác của động cơ đốt trong, lựa chọn động cơ cho ô tô.

+ Có kiến thức về lý thuyết, kết cấu, tính toán ô tô để vận dụng vào việc thiết kế chi tiết, cụm chi tiết trên ô tô và nghiên cứu cải tiến một số bộ phận trên ô tô nâng cao hiệu quả sử dụng.

+ Có kiến thức về nguyên lý, kết cấu, tính toán hệ thống trang bị điện động cơ, ô tô và điều khiển tự động trên ô tô để vận dụng vào việc tính toán, cải tiến hệ thống điện động cơ và ô tô.

+ Có kiến thức về các hư hỏng trong quá trình hoạt động của ô tô; kiến thức về khai thác, sử dụng, bảo trì, kiểm định, chẩn đoán, sửa chữa và thí nghiệm động cơ và ô tô;

+ Có kiến thức về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của ô tô để lập phương án khai thác, sử dụng.

+ Có kiến thức về chức năng, sử dụng thiết bị xưởng ô tô để khai thác, sử dụng.

+ Có kiến thức về doanh nghiệp, thị trường để tìm việc và tự tạo việc làm.

4. Về kỹ năng:

+ Thiết kế được các chi tiết, các cụm chi tiết của hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống điều khiển trên ôtô,….

+ Thử nghiệm, chẩn đoán, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô. Nghiên cứu, cải tiến các hệ thống của ô tô và máy động lực để nâng cao hiệu quả sử dụng.

+ Đánh giá, lựa chọn và xây dựng được các quy trình công nghệ trong bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, máy động lực.

+ Quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành Cơ khí Động lực: Bảo dưỡng sửa chữa ô tô và máy động lực, lắp ráp ô tô, lắp ráp máy động lực, đăng kiểm, mua bán xe và phụ tùng, kỹ năng lái xe cơ bản; …..

+ Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô.

+ Đạt chuẩn kỹ năng thực hành nghề bậc 3 Quốc gia nghề công nghệ ô tô.

+ Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (tương ứng với B1 - theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam).

+ Có năng lực Tin học đạt Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin (theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin).

5. Về thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm công dân. Có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ môi trường và tính chuyên nghiệp trong ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, khả nằng làm việc độc lập, làm việc nhóm.

- Năng động, sáng tạo, biết đúc kết kinh nghiệm trong công việc để nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô.

- Hình thành ý tưởng về các hệ thống và các hoạt động trong lĩnh vực ô tô. Nhận thức rõ ảnh hưởng, nhu cầu của xã hội đối với ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Ham học hỏi.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

Làm việc với vai trò người thiết kế trực tiếp hoặc quản lý điều phối kỹ thuật tại:

+ Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô. Các cơ sở sửa chữa, kinh doanh ô tô và phụ tùng, …

+ Các trạm đăng kiểm ô tô; viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực ôtô.

+ Các đơn vị hành chính quản lý về kỹ thuật ô tô.

+ Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô

+ Khả năng tự tạo việc làm: mở cơ sở sửa chữa - bảo trì ô tô, xe máy hoặc kinh doanh phụ tùng ô tô,…

+ Kỹ sư, lao động kỹ thuật tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan …

+ Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục Đại học.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

+ Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và tiếp thu nhanh công nghệ mới.

+ Có khả năng học tập, nâng cao trình độ ở bậc cao hơn.

+ Có khả năng học tập các chuyên ngành cùng khối.

8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo

+ Chương trình đào tạo - Chuẩn đầu ra ngành công nghệ kỹ thuật ô tô - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

+ Chương trình đào tạo- Chuẩn đầu ra ngành công nghệ kỹ thuật ô tô - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Hưng yên

+ Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cân CDIO – Biên dịch Hồ Tiến Nhựt; Đoàn Thị Minh Trinh - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - (Rethinkinh Engineering Education: The CDIO edward Crawley, Johan Malmqvist, Soren Ostlund, Doris Brodeur)

+ Tài liệu Quốc tế - Hướng dẫn phân loại các chương trình giáo dục đào tạo về cấp độ, trình độ và ngành đào tạo dựa theo các tiêu chuẩn Quốc tế - Do hiệp hội các Trường ĐH&CĐ Việt nam sưu tập, biên dịch phục vụ sinh hoạt học thuật và cung cấp cho các trường hội viên.

+ AS/NZS ISO 9000:2006: Quality management systems - Fundamentals and vocabulary, June 2006.

+ Learning, accessed via the worldwide wed March 2011 ec.europa.eu/education/pub/pdf/general/eqf/leaflet­_en.pdf.

 

 

 

KT.HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 ( đã ký)

 

TS.Phạm Hữu Truyền